Vệ sinh và làm sạch ghế sofa thường xuyên không những giúp bộ sofa của bạn trở nên sạch sẽ và thoải mái hơn khi sử dụng. Tuy nhiên, nếu vệ sinh làm sạch sofa da không đúng cách cũng có thể gây phản tác dụng làm ảnh hưởng đến độ bền của bộ ghế sofa da cao cấp.
Cách Vệ Sinh Làm Sạch Ghế Sofa Da Tại Nhà
Bước 1: Hỗ hợp dấm với dầu oliu hoặc dầu lanh.
Sử dụng hỗn hợp 2 cốc giấm, 1 cốc dầu oliu hay dầu lanh vào bát và trộn đều vào nhau. Dùng khăn mềm sạch nhúng vào hỗn hợp trên và chà nhẹ nhàng lên bề mặt ghế sofa nhằm loại bỏ các vết bẩn lâu ngày bám vào ghế.
Bước 2: Dùng khăn mềm khô lau ghế
Tiến hành lau bề mặt sofa và các ngóc ngách để loại bỏ dung dịch dấm, dầu oliu và các vết bẩn còn lại trên ghế.
Bước 3: Dùng khăn mềm ẩm lau ghế
Dùng khăn mềm ẩm hoặc có thể dùng khăn ướt dành cho em bé lau sạch ghế một lần nữa.
Nên lau nhẹ tay, không chà mạnh tránh làm tróc hay tổn thương bề mặt ghế sofa da.
Bước 4: Dùng bình xịt vệ sinh da chuyên dụng
Xịt trực tiếp dung dịch vệ sinh da chuyên dụng lên bề mặt ghế hoặc xịt lên khăn khô mềm khi vệ sinh ghế 1 tuần / 1-2 lần. Dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng cho đến khi các vết bẩn được loại bỏ hoàn toàn.
Sử dụng bình xịt chuyên dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để vệ sinh sofa da. Những loại hóa chất vệ sinh khác có thể làm phai màu ghế da hoặc gây lão hóa ghế sofa da.
Những Lưu Ý Khi Vệ Sinh Sofa Da Cần Phải Biết
Tránh ngồi trên ghế khi đang ướt
Không mặc các loại quần áo dễ bị ra màu (do nhuộm kém) khi ngồi trên ghế. Màu quần áo có thể bám vào bề mặt ghế gây mất thẩm mỹ và giảm giá trị của sofa nhập khẩu da thật .
Sử dụng các hoạt chất tạo bọt đảm bảo hiệu quả cao trong việc loại bỏ các bụi bẩn và vết bẩn khỏi bề mặt da. Các hoạt chất cần đảm bảo không gây hại cho da, không tác động đến vẻ bề ngoài của da cũng như cảm giác khi chạm vào da ghế, đồng thời không chứa các chất nguy hiểm và gây dị ứng cho người sử dụng.
Bảo dưỡng ghế da tránh thời tiết quá nắng nóng
Không đặt ghế nơi có ánh nắng trực tiếp hoặc nơi có nguồn nhiệt cao. Ánh nắng mặt trời, lò sưởi, lỗ thông điều hòa là những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến bề mặt ghế.
Nhiệt độ cao từ 35 độ C trở lên sẽ làm cho sofa da bị các tình trạng như: khô da, rạn da, nứt nẻ, phai màu da thậm chí là làm hỏng vĩnh viễn. Do đó, nên đặt ghế sofa da ngay trung tâm phòng khách, có thể đặt dọc theo tường nhà và phải cách xa tác động của nguồn nhiệt.
Không đặt ghế sofa da ở những khu vực ẩm ướt, duy trì nhiệt độ phòng khách từ 25 – 30 độ C, độ ẩm khoảng 55%. Những nơi ẩm ướt dễ gây ẩm mốc, tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển. Mở cửa sổ phòng khách khi thời tiết đẹp, sử dụng máy hút ẩm, giữ nhiệt độ ổn định.
Dùng dầu dừa dưỡng ẩm cho da sofa
Thoa dầu dừa trực tiếp lên bề mặt ghế, đợi khoảng 1-2 phút cho ngấm rồi dùng khăn mềm lau sạch. Dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm, duy trì vẻ sáng bóng, mềm mại của ghế sofa.
Sử dụng kem dưỡng da chuyên dụng để làm mềm và bảo vệ da ghế, kem dưỡng hoặc sáp dưỡng da chuyên dụng định kỳ từ 3 đến 6 tháng 1 lần. Lớp kem dưỡng có công dụng đảm bảo da đàn hồi tốt, tránh tình trạng bong tróc, nứt nẻ ghế sofa da.
Đánh bóng da để duy trì độ sáng bóng tự nhiên của ghế. Đánh bóng da là bước không thể bỏ qua trong quá trình bảo dưỡng ghế sofa, giúp ghế da luôn trông như mới. Thực hiện đánh bóng da đúng phương pháp và tuân theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.