Trong quá trình sử dụng nếu không cẩn thận để ghế sofa da bị rách sẽ mang tới nhiều vấn đề phiền phức cho người sử dụng. Không chỉ gặp khó chịu khi sử dụng do vết rách mà những miếng rách ghế da còn khiến thẩm mỹ của bộ ghế ảnh hưởng khá nhiều.
Về lâu dài nếu không xử lý kịp thời bề mặt da sẽ tiếp tục bị rách nhiều hơn dẫn tới bộ ghế bị hỏng nghiêm trọng hơn.
Ghế Sofa Bị Rách Nên Làm Gì
Khi ghế sofa da bị rách thì còn tuỳ vị trí và kích thước vết rách mà tìm phương pháp xử lý sao cho hiệu quả. Nếu vết rách ghế da vừa phải không quá lớn thì có thể tìm cách phục hồi hoặc vá da ghế sofa. Còn nếu vết rách quá to thì hãy liên hệ với các đơn vị chuyên sửa chữa ghế sofa nhé.
Với vết rách da trên ghế nhỏ hãy chuẩn bị làm những bước sau đây để có thể xử lý ngay chúng nhé. Với cách này cũng có thể áp dụng gần tương tự với các loại giày da, ví da hoặc áo da.
Làm sạch bề mặt da
Việc đầu tiên cần làm để xử lý các vết rách trên ghế sofa đó chính là làm sạch bề mặt của chúng. Mục đích của việc này chính là khiến cho bề mặt nhẵn mịn giúp việc liên kết các khoảng da rách, nứt một cách tốt hơn. Sử dụng cồn nhẹ và vải mềm mỏng để có thể làm sạch được chúng.
Mục đích sử dụng cồn vì nó nhẹ nhàng và dễ bay hơi, không cần sử dụng nước sạch để đẩy lùi chất tẩy rửa nữa. Không nên sử dụng các chất tẩy rửa hoặc xà phòng tránh ảnh hưởng đến bề mặt da nhé!
Lót tấm vải bên mặt trong vết rách
Nên dùng 1 tấm vài để lót bên dưới bởi các sợi vải đan vào nhau sẽ tạo nên kết cấu vững chắc hơn sử dụng tấm da. Các tấm da chỉ liên kết trên bề mặt nên sẽ tạo nên lực hút kém hơn.
Khéo léo luồn miếng vải lót nền bên trong ngay dưới vết rách. Tuỳ theo vết rách to hay nhỏ mà cắt kích thước miếng vải tương ứng. Nên cắt sao cho miếng vải phủ được toàn bộ của vết rách nhằm đảm bảo liên kết tốt hơn.
Sử dụng loại keo chuyên dụng quết đều lên bề mặt của miếng vải và để khô tự nhiên theo hướng dẫn của loại keo đó. Thời gian thông thường sẽ dao động từ 3-5 phút.
Phủ lớp keo lên bề mặt lớp vải bên dưới và da bị rách
Sau đó để chúng gắn chặt vào bên trong của lớp da để cố định miếng vải với lớp da xung quanh vết rách ghế sofa. Lớp vải này chính là lớp nền để cố định miếng da ghép vào nhằm tăng thêm độ chắc chắn của miếng vải.
Nếu vết rách nhỏ chỉ là vết rách dài thông thường thì không cần miếng da phủ bề mặt. Còn nếu miếng rách lớn hơn thì hãy phủ keo lên miếng da này. Sau đó cũng để yên 3-5 phút cho lớp keo phát huy tác dụng. Khéo léo đặt vào vết rách để chúng liên kết tốt với miếng vải nền bên dưới.
Khắc phục những kẽ hở
Dù có khéo léo như thế nào thì trên bộ ghế da bị rách, nứt vẫn có những kẽ hở. Dẫn tới tính thẩm mỹ bị ảnh hưởng và người dùng dễ dàng nhận ra những vết rách này. Do vậy cần sử dụng những chất chuyên dụng để có thể phủ lên chúng. Có thể dùng luôn những loại keo chuyên dụng hoặc loại băng keo dán sofa để dùng.
Sau đó khéo leo pha trộn 1 chút ít màu sắc để che lấp sao cho chúng đồng màu với lớp da sofa. Nhờ đó mà có thể giấu đi vết rách ghế da sofa một cách hiệu quả.
Sấy khô bề mặt băng keo và lớp dán
Nếu cần các vết dán tăng thời gian khô nhanh hơn thì có thể sử dụng máy sấy với nhiệt độ vừa phải. Tiến hành sấy nhẹ nhàng trong 2-3 phút đôi với các vết vá da sofa rách. Còn nếu các vết rách vừa phải không cần thiết có thể để khô tự nhiên.
Chỉ với những bước đơn giản chúng ta đã xử lý ghế sofa da bị rách một cách hiệu quả. Tiết kiệm chi phí tối đa và có thể làm trực tiếp tại nhà của mình. Nếu bạn là người khéo tay thì hoàn toàn có thể phù phép những vết rách biến mất nhanh chóng.
Có Nên Tự Vá Vết Rách Sofa Lớn Hay Không
Nếu vết rách trên ghế sofa quá lớn thì khách hàng không nên tự ý xử lý tại nhà. Bởi khi đó mất khá nhiều công sức cũng như tìm được miếng da thích hợp khá khó. Chỉ nên xử lý vết rách ghế sofa da khi các vết rách nhỏ hoặc ở các vị trí khuất khó để ý.
Các mẫu ghế sofa da thật cao cấp sử dụng da thật như da bò, da cá sấu bị rách, nứt thì nên cẩn thận. Bởi đây đều là các chất liệu da đắt tiền và cần cách xử lý riêng biệt để đảm bảo độ bền cũng như tính thẩm mỹ. Do vậy hãy sử dụng những dịch vụ sửa chữa ghế sofa chuyên nghiệp để giữ nguyên vẻ đẹp của bề mặt da ghế sofa.